Chính sách ưu đãi với doanh nghiệp xã hội


Doanh nghiệp xã hội hiện đã, đang và sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư, khuyến khích của nhà nước bởi lẽ: Sự tồn tại của doanh nghiệp xã hội gắn liền với các vấn đề xã hội và mục tiêu cơ bản của nó không phải là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển những giá trị xã hội, làm sâu sắc thêm hệ số giá trị xã hội cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt xã hội.

Cũng do lợi ích kinh tế khong phải mục tiêu hàng đầu, do đó doanh nghiệp xã hội gặp nhiều khó khăn trong quá trình thành lập, hoạt động và phát triển.

Hiện nay, nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp xã hội trong:
- Quá trình thành lập doanh nghiệp xã hội (Tham khảo bài viết: Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội)
- Ưu tiên các chính sách về thuế
- Tăng cường hỗ trợ, tài trợ, viện trợ cho doanh nghiệp xã hội trong quá trình hoạt động,....
Và còn nhiều ưu đãi khác nữa trong tương lai đang được các cơ quan chức năng xem xét và phê duyệt.

Chính sách của nhà nước cho doanh nghiệp xã hội

1. Chính sách của nhà nước cho sự phát triển đối với doanh nghiệp xã hội

Thứ nhất: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
Thứ hai: Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: Doanh nghiệp xã hội thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 96/2015/NĐ-CP.

2. Chính viện trợ, tài trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội

- Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
- Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
- Trình tự, thủ tục tiếp nhận các khoản tài trợ quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
+ Việc tiếp nhận tài trợ phải lập thành văn bản. Văn bản tiếp nhận tài trợ phải có các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ, yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ, họ, tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản tiếp nhận tài trợ được ký kết, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.
- Trường hợp nội dung văn bản tiếp nhận tài trợ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này có thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về những nội dung thay đổi theo trình tự, thủ tục quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

3. Chính sách thuế đối với doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội đã và đang nhận được nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Tuy nhiên mỗi ngành, nghề, lĩnh vực doanh nghiệp xã hội lại có những chính sách ưu đãi khác nhau

Nhận xét