Chính sách ưu đãi thuế với doanh nghiệp xã hội



Doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp rất có ý nghĩa với sự phát triển của xã hội. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội là nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Hơn thế nữa doanh nghiệp xã hội còn sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của DN để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường. Do đó nhà nước đã giành nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển doanh nghiệp xã hội.

Chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp xã hội

 
Bộ tài chính nói riêng và nhà nước nói chung đã đưa ra nhiều chính sách: Miễn thuế cho doanh nghiệp xã hội hoặc giảm thuế cho doanh nghiệp xã hội
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành có nhiều chính sách: Miễn, giảm thuế đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực như: Giáo dục – đào tạo, y tế và các lĩnh vực xã hội khác. Tuy nhiên chính sách đó còn dựa trên quy định của luật chuyên ngành của mỗi lĩnh vực, ngành nghề ví dụ như:
Điều 19;20;21 của Thông Tư số 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/6/2014 có hiệu lực từ ngày 2/8/2014 có nêu rõ:

* Được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ:

- Thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
- Thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

* Được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ:

- Hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).
- Thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở.
- Thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm.
- Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

* Chính sách thuế ưu đãi cho cơ sở thực hiện xã hội hóa giáo dục – đào tạo

- Các cơ sở XHHGDĐT đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế TNDN theo Điều 8 của Nghị Định 69/2008/NĐ-CP:
“Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
- Cơ sở thực hiện xã hội hóa mới thành lập kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo.
- Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập mới kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tại các địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 (có hiệu lực đến hết ngày 26/12/2015 - được thay thế bởi Nghị định 118/2015/NĐ-CP) của Chính phủ thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
- Cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo nguyên tắc: Thời gian hưởng ưu đãi theo các quy định trước đây đã hết thì được hưởng thuế suất 10% kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Trường hợp thời gian hưởng ưu đãi theo quy định trước đây vẫn còn thì tiếp tục được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định này sau khi trừ đi thời gian đã được hưởng ưu đãi trước đây. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp này.
- Đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau phải tổ chức hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động xã hội hóa để được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
- Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ các hoạt động khác ngoài các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa quy định tại Nghị định này thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.”
==> Như vậy:  Các cơ sở XHHGDĐT đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động. Cơ sở thực hiện xã hội hóa mới thành lập được miễn thuế TNDN trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế TNDN trong 5 năm tiếp theo.
Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa thành lập mới tại các địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn thuế trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo.

Ngoài  ra theo Điều 9; 10 tại Nghị Định này các cơ sở xã hội giáo dục đào tạo được vay vốn tín dụng đần tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư của nhà nước và được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, có quy định rõ: về tiêu chí quy mô, diện tích đất tối thiểu và tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục. Ví dụ như đối với loại hình trường cao đẳng, Đại học thì ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chí về quy mô, số lượng sinh viên, tỷ lệ tối đa về học sinh, sinh viên/giảng viên... còn phải đáp ứng tiêu chí về diện tích đất tối thiểu là 55 m2/sinh viên thì mới thuộc đối tượng cơ sở xã hội hóa được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Điều này đang là vấn đề nan giải cho một số cơ sở, vì thực tế là rất nhiều cơ sở XHHGDĐT dù đáp ứng đủ các tiêu chí, chỉ không đạt tiêu chuẩn về diện tích đất tối thiểu, nhưng vẫn không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

* Định hướng miễn thuế, giảm thuế cho doanh nghiệp xã hội

Hiện nay, để khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và xử lý kiến nghị cần nghiên cứu hướng dẫn xác định phần thu nhập không chia dùng để tái đầu tư của các cơ sở xã hội hóa trong khi các Luật chuyên ngành chưa có quy định.
Bộ Tài chính đang đề xuất bổ sung quy định miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của doanh nghiệp xã hội, đồng thời bổ sung quy định rõ nội dung hướng dẫn việc xác định thu nhập không chia của các cơ sở XHH hiện hành và doanh nghiệp xã hội như sau: “Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, lĩnh vực xã hội hoá khác và của DN xã hội để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, lĩnh vực xã hội hoá khác và DN xã hội; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã. Cơ sở thực hiện xã hội hoá, DN xã hội phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện:

+ Phần thu nhập không chia là lợi tức từ kinh doanh không chia theo quy định của luật chuyên ngành;
+ Phần lợi tức từ kinh doanh khi chia không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.”
Các quy định và định hướng của nhà nước về việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp xã hội cũng tương đối phức tạp và còn có nhiều sự thay đổi lớn. Do đó doanh nghiệp xã hội cần tìm hiểu kỹ và được sự tư vấn chuyên sâu.

Tham khảo: http://luathieugia.com/chinh-sach-uu-dai-thue-doi-voi-doanh-nghiep-xa-hoi.html

Nhận xét